CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỐNG KÊ DỊCH VỤ CÔNG

Tên thủ tục Cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
Lĩnh vực Địa chất và Khoáng sản
Địa chỉ tiếp nhận
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan được ủy quyền thực hiện: Không

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: không.

 

Cách thức thực hiện

 - Nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An hoặc đăng ký trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.longan.gov.vn.

- Trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

 

Đối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Trình tự thực hiện
- Bước 1. Nộp hồ sơ:
 
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An (địa chỉ: Tòa nhà khối cơ quan 4, trung tâm hành chính tỉnh, số 2 đường Song Hành, tuyến tránh Quốc lộ 1A, phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
 
- Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
 
+ Trường hợp nộp trực tiếp:
 
. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận ghi biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
 
. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì không tiếp nhận và hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
 
+ Trường hợp nộp qua đường bưu điện:
 
. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận ghi biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả gửi cho tổ chức, cá nhân qua đường bưu điện.
 
. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận gửi thông báo qua đường bưu điện yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
 
- Chuyển hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý.
 
- Bước 2. Kiểm tra hồ sơ (bao gồm 02 trường hợp)
 
+ Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
 
Khi nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầu tiên có nhu cầu thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân đó, tên loại khoáng sản và vị trí khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu.
 
Khi lựa chọn được hồ sơ của tổ chức, cá nhân để cấp phép thăm dò, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ và thông báo công khai tên tổ
chức, cá nhân được lựa chọn tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
 
Đối với các tổ chức, cá nhân không được lựa chọn, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản về lý do không được lựa chọn.
 
+ Trường hợp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực chưa thăm dò khoáng sản:
 
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu đáp ứng đúng theo quy định thì ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ.
 
Trường hợp hồ sơ đề nghị thăm dò chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy
định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận chỉ thực hiện một lần.
 
- Bước 3. Thẩm định hồ sơ
 
+ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản kể cả kiểm tra thực địa;
 
+ Gửi văn bản đến các cơ quan có liên quan về khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật khoáng sản;
 
+ Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ pháp lý, đề án thăm dò cho Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản của Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, họp thẩm định.
 
Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án hoặc phải lập lại đề án thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án kèm theo biên bản họp Hội đồng thẩm định.
 
- Bước 4. Trình hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
 
Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh và trình hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
 
- Bước 5: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính 
 
Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển kết quả đã giải quyết đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
 
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An thông báo cho tổ chức, cá nhân để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan (nếu có).
 
Tổ chức, cá nhân mang theo biên nhận đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An để được hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ có liên quan (nếu có) và nhận kết quả.
 
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ theo quy định)

+ Sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút.

+ Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.

Thời hạn giải quyết
Không quá 87 ngày làm việc
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 03 ngày làm việc
 
- Thời hạn thẩm định hồ sơ:
 
+ Trong thời gian không quá 38 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi đề án thăm dò để lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên sâu và tổ chức thẩm định nội dung đề án thăm dò khoáng sản. Thời gian trả lời ý kiến của chuyên gia không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
 
Trường hợp nội dung đề án thăm dò khoáng sản phức tạp, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng kỹ thuật để thẩm định đề án.
 
Thời gian quyết định việc thành lập, họp Hội đồng kỹ thuật được tính vào thời gian tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản.
 
+ Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến góp ý của các chuyên gia, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến và gửi kèm theo hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
 
+ Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản kèm theo ý kiến góp ý của các chuyên gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thông qua nội dung đề án thăm dò khoáng sản để cấp phép hoặc thành lập Hội đồng thẩm định trong trường hợp cần thiết.
 
Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa đề án thăm dò khoáng sản theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ý kiến của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án thăm dò khoáng sản.
 
Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thăm dò bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định đề án thăm dò khoáng sản.
 
- Thời hạn cấp Giấy phép thăm dò:
 
+ Trong thời hạn không quá 21 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp lại hồ sơ đã hoàn chỉnh theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả thẩm định hồ sơ, đề án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép thăm dò cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
 
+ Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
 
- Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ:
 
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoángsản để nhận kết quả.
Phí

Không

Lệ Phí

Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại
Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cụ thể;

- Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 ha, mức thu là 4.000.000 đồng/01 giấy phép;

- Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 10.000.000 đồng/01 giấy phép;

+ Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 15.000.000 đồng/01 giấy phép.

 

Thành phần hồ sơ
* Đối với doanh nghiệp mới thành lập:
 
Bản chính Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản (Mẫu số 03 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường); 
 
Bản chính Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản (Mẫu số 22 Phụ lục 2 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường); 
 
Bản chính Đề án thăm dò khoáng sản (Mẫu số 01 Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
 
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính của Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài; các văn bản chứng minh về vốn chủ sở hữu theo quy định tại điều 9 của Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ; cụ thể:
 
+ Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên; điều lệ công ty đối với công ty cổ phần, sổ đăng ký thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
 
+ Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức.
 
* Đối với doanh nghiệp đang hoạt động quy định như sau
 
Bản chính Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản (Mẫu số 03 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);
 
Bản chính Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản (Mẫu số 22 Phụ lục 2 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);
 
Bản chính Đề án thăm dò khoáng sản (Mẫu số 01 Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);
 
Đối với doanh nghiệp thành lập trong thời hạn 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản: Nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
 
Đối với doanh nghiệp thành lập trên 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản: nộp bản sao Báo cáo tài chính của năm gần nhất.
 
* Đối với Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
 
Bản chính Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản (Mẫu số 03 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);
 
Bản chính Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản (Mẫu số 22 Phụ lục 2 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);
 
Bản chính Đề án thăm dò khoáng sản (Mẫu số 01 Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);
 
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính của Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài; các văn bản chứng minh về vốn chủ sở hữu theo quy định tại điều 9 của Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ; cụ thể: 
 
+ Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là tổng số vốn do thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã;
 
+ Vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên, vốn huy động, vốn tích lũy, các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các khoản được tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định.
Số lượng bộ hồ sơ 01 bộ
Yêu cầu - điều kiện
* Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thăm dò phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật khoáng sản bao gồm:
 
+ Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
 
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;
 
+ Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.
 
* Được lựa chọn theo quy định tại Điều 36 của Luật khoáng sản; Điều 25 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.
 
* Là tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật khoáng sản; nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải có hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản để tiếp tục thực hiện đề án thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản và tại Chương III Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm:
 
(1) Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản:
 
- Doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
 
- Tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
 
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã.
 
- Tổ chức sự nghiệp chuyên ngành địa chất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập có chức năng, nhiệm vụ thăm dò khoáng sản.
 
(2) Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản:
 
- Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại Điều 12 Nghị định số
60/2016/NĐ-CP khi thi công đề án thăm dò khoáng sản phải có hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản, gồm:
 
+ Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp; 
 
+ Hợp đồng thi công đề án thăm dò khoáng sản với tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản, kèm theo giấy phép thăm dò khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp;
 
+ Danh sách cán bộ, công nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản; các hợp đồng lao động (hoặc văn bản tương đương) của người phụ trách kỹ thuật và công nhân kỹ thuật tham gia trực tiếp thi công đề án theo quy định;
 
+ Tài liệu của các cá nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) gồm: Quyết định giao nhiệm vụ cho người phụ trách kỹ thuật (sau đây được gọi là chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản) kèm theo văn bằng chứng chỉ ngành nghề, lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề án; hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng; quyết định bổ nhiệm chức danh hoặc giao nhiệm vụ; văn bằng chứng chỉ ngành nghề phù hợp với nhiệm vụ giao; bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
 
+ Danh mục các thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công trình thăm dò khoáng sản phù hợp với đề án thăm dò khoáng sản.
 
- Trường hợp đề án thăm dò khoáng sản do tổ chức có giấy phép thăm dò khoáng sản trực tiếp thi công thì phải có hồ sơ đáp ứng yêu cầu quy định tại dấu cộng thứ 3, 4, 5 mục (2) Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản
 
- Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản được quản lý, lưu giữ tại tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản và tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
 
(3) Điều kiện đối với chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản:
 
- Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế thăm dò trong khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
 
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
 
- Có văn bằng đào tạo trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành địa chất thăm dò khoáng sản hoặc tương đương; đối với đề án thăm dò nước khoáng, nước nóng là chuyên ngành địa chất thủy văn - địa chất công trình;
 
- Có kinh nghiệm tham gia thi công đề án điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản tối thiểu 05 năm; có chứng chỉ chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp;
 
- Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản thực hiện nhiệm vụ thi công đề án thăm dò phải đáp ứng các điều kiện về thời gian kinh nghiệm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản và đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò khoáng sản độc hại; đối với các đề án thăm dò khoáng sản khác, phải có thời gian tham gia  thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò.
 
- Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ thực hiện chức trách khi có quyết định giao nhiệm vụ của tổ chức được phép thăm dò khoáng sản hoặc tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
- Trong cùng một thời gian, chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ đảm nhận chức trách tối đa 02 đề án thăm dò khoáng sản. Khi lập báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản phải có thời gian chỉ đạo thi công ít nhất bằng 25% thời gian thi công đề án thăm dò được quy định trong giấy phép thăm dò khoáng sản.
 
(4) Điều kiện đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật thực hiện đề án thăm dò khoáng sản
 
- Đội ngũ công nhân kỹ thuật theo các chuyên ngành trắc địa, địa chất, địa chất thủyvăn, địa chất công trình, địa vật lý, thi công công trình (khai đào, khoan) và các chuyên ngành khác có liên quan phải đáp ứng yêu cầu phù hợp về số lượng theo đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
 
- Các nhóm công nhân kỹ thuật theo các chuyên ngành khi thi công phải cử
người phụ trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn và thời gian kinh nghiệm như sau:
 
+ Đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian công tác tối thiểu 05 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề hoặc 03 năm đối với người có trình độ đại học; trong đó, có ít nhất 01 năm tham gia thi công đề án điều tra địa chất hoặc thăm dò đối với khoáng sản độc hại;
 
+ Đối với các đề án thăm dò khoáng sản còn lại, phải có thời gian làm việc tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề hoặc 02 năm đối với người có trình độ đại học.
 
(5) Điều kiện về thiết bị, công cụ chuyên dùng thi công công trình thăm dò
khoáng sản:
 
- Thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công trình thăm dò khoáng sản phải đảm bảo số lượng, chất lượng, tính năng kỹ thuật đáp ứng với hạng mục, công việc trong đề án thăm dò đã được thâm định khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
 
- Thăm dò khoáng sản phóng xạ, đất hiếm phải có thiết bị, công cụ chuyên dụng và đội ngũ cán bộ kỹ thuật vận hành đáp ứng các yêu cầu về an toàn phóng xạ theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ hạt nhân.
 
* Khu vực đề nghị thăm dò có diện tích:
 
+ Không quá 50 kilômét vuông (km2) đối với đá quý, đá bán quý, khoáng sản kim loại, trừ bauxit;
 
+ Không quá 100 kilômét vuông (km2) đối với than, bauxit, khoáng sản không kim loại ở đất liền có hoặc không có mặt nước, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
 
+ Không quá 200 kilômét vuông (km2) đối với khoáng sản các loại ở thềm lục địa, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
 
+ Không quá 02 kilômét vuông (km2) ở đất liền, không quá 01 kilômét vuông (km2) ở vùng có mặt nước đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
 
+ Không quá 02 kilômét vuông (km2) đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.
 
* Khu vực đề nghị thăm dò:
 
+ Không có tổ chức,cánhânđang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia hoặc khu vực đang được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cùng loại với khoáng sản xin cấp giấy phép thăm dò;
 
* Đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch khoáng sản; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
 
* Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.
Căn cứ pháp lý

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

- Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 53/2013/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản;

- Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định vềđấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Biểu mẫu đính kèm

File mẫu:

Kết quả thực hiện

Giấy phép thăm dò khoáng sản