CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỐNG KÊ DỊCH VỤ CÔNG

Tên thủ tục Điều chỉnh tăng diện tích cơ sở bán lẻ khác và trường hợp cơ sở ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thay đổi loại hình thành cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini
Lĩnh vực Thương mại quốc tế
Địa chỉ tiếp nhận
Cơ quan thực hiện

Sở Công Thương

Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính công ích tới Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An hoặc đăng ký trực tuyến.

- Nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính công ích: các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu;

- Nộp hồ sơ qua môi trường mạng: các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.

 

 

Đối tượng thực hiện Tổ chức
Trình tự thực hiện

* Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An (Tầng 2 - Khối nhà cơ quan 4, Khu Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Long An, địa chỉ: Đường song hành, Quốc lộ tránh 1A, Phường 6, Tp.Tân An, tỉnh Long An).

- Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận, lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

- Chuyển hồ sơ đến Sở Công Thương để giải quyết.

* Bước 2: Giải quyết hồ sơ

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP:

+ Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

+ Trường hợp đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép đề xuất thành lập Hội đồng ENT theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 24 Nghị định này số 09/2018/NĐ-CP.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thành lập Hội đồng ENT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng ENT.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng ENT đánh giá các tiêu chí ENT quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất.

 - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận đề xuất của Chủ tịch Hội đồng ENT:

+ Trường hợp văn bản kết luật đề xuất không cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

+ Trường hợp văn bản kết luận đề xuất cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương (Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 09/2018/NĐ-CP).

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 09/2018/NĐ-CP).

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

* Bước 3: Trả kết quả

- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An thông báo người nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan (nếu có).

Người nộp hồ sơ mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An nhận kết quả (hoặc yêu cầu Trung tâm chuyển kết quả qua hệ thống bưu chính công ích).

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ theo quy định).

+ Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

 

 

Thời hạn giải quyết

55 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Phí

.

Lệ Phí

Không

Thành phần hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 09/2018/NĐ-CP).

- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ trong năm gần nhất;

- Bản giải trình có nội dung:

+ Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

+ Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;

+ Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

- Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

- Bản giải trình các tiêu chí ENT quy định tại điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

 

 

Số lượng bộ hồ sơ 02 bộ
Yêu cầu - điều kiện

- Điều kiện chung: Đảm bảo các điều kiện chung được quy định tại Điều 22 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP

- Điều kiện riêng:

+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu điều chỉnh tăng diện tích cơ sở bán lẻ khác và trường hợp cơ sở ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thay đổi loại hình thành cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini

+ Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;

+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;

+ Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

+ Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế sau:

  • Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động.
  • Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý.
  • Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý.
  • Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý.
  • Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:
  • Tạo việc làm cho lao động trong nước;
  • Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý
  • Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý
  • Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

 

 

Căn cứ pháp lý

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có Điều kiện của Luật đầu tư số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016; 

- Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

 

 

Biểu mẫu đính kèm

File mẫu:

  • - Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ). Tải về In ấn

Kết quả thực hiện

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được điều chỉnh