CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỐNG KÊ DỊCH VỤ CÔNG

Tên thủ tục Xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
Lĩnh vực Tổ chức cán bộ
Địa chỉ tiếp nhận
Cơ quan thực hiện

- Đơn vị trực tiếp quản lý cá nhân (Quy định tại điều 13 Thông tư số 16/2020/TT-BYT ngày 29/10/2020)

- Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở (Quy định định tại điều 14 Thông tư số 16/2020/TT-BYT ngày 29/10/2020).

- Bộ Y tế.

 

Cách thức thực hiện

- Cá nhân đề nghị xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện gửi đến đơn vị trực tiếp quản lý.

- Cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Y tế Long An (Hội đồng cơ sở), địa chỉ: 70 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 1, Thành phố Tân An, tỉnh Long An; đồng thời đơn vị gửi hồ sơ đến Sở Y tế Long An (Hội đồng cấp cơ sở) qua phần mềm Quản lý văn bản và điều hành.

 

Đối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Trình tự thực hiện

Bước 1: Xét chọn tại đơn vị trực tiếp quản lý cá nhân đề nghị xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông.

1. Trước ngày 31 tháng 8 của các năm chẵn, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền ban hành thông báo về việc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông gửi các tổ chức và đơn vị có liên quan; đăng tải thông báo trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và Trang thông tin Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.

2. Căn cứ thông báo của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền - Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức phổ biến, thông báo công khai, rộng rãi về việc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đối tượng có liên quan khác hiểu về đối tượng, tiêu chuẩn và quy trình xét tặng giải thưởng.

a) Sau khi đã nghiên cứu, thảo luận, nắm vững tiêu chuẩn, điều kiện quy định, Thủ trưởng đơn vị tổ chức cho cá nhân tự ứng cử hoặc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị ứng cử và đề cử.

b) Tổ chức Hội nghị toàn thể công chức, viên chức và người lao động của đơn vị và tiến hành bỏ phiếu kín. Hội nghị hợp lệ khi có ít nhất 80% số công chức, viên chức, người lao động có mặt bỏ phiếu, kết quả kiểm phiếu được lập thành biên bản.

c) Chỉ những cá nhân đạt ít nhất 80% số phiếu tín nhiệm trên tổng số người tham gia bầu mới được đưa ra Hội đồng cơ sở quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 10 Thông tư này xem xét.

d) Thông báo công khai kết quả danh sách cá nhân đạt số phiếu tín nhiệm tại đơn vị ít nhất 07 ngày làm việc để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động biết và góp ý kiến, sau đó tập hợp trình Hội đồng cơ sở xem xét.

đ) Tất cả đơn thư khiếu nại, tố cáo có danh phải được giải quyết trước khi Hội đồng cơ sở họp.

e) Hồ sơ của đơn vị trình Hội đồng cơ sở, bao gồm:

- Văn bản đề xuất của đơn vị có cá nhân đề nghị xét tặng giải thưởng;

- Các hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng giải thưởng theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;

- Biên bản Hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị có cá nhân đề xuất xét tặng.

Bước 2: Hội đồng cấp cơ sở tiến hành xét tặng đối với các cá nhân đủ tiêu chuẩn và gửi hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền về thường trực hội đồng cấp Bộ.

1. Hội đồng cơ sở tổ chức họp, nghiên cứu hồ sơ, tổ chức thẩm tra (nếu thấy cần thiết) và bỏ phiếu tín nhiệm. Chỉ những cá nhân đạt ít nhất 80% số phiếu tín nhiệm trên tổng số thành viên Hội đồng cơ sở theo quyết định thành lập mới được lập danh sách đề nghị lên Hội đồng cấp Bộ.

2. Những trường hợp không đạt, Hội đồng có văn bản trình Chủ tịch Hội đồng thông báo cho cá nhân đề xuất xét tặng giải thưởng.

3. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có kết quả tín nhiệm, Hội đồng cơ sở phải trình kết quả lên Hội đồng cấp Bộ xem xét.

4. Hồ sơ của Hội đồng cơ sở trình Hội đồng cấp Bộ bao gồm:

a) Tờ trình Hội đồng cấp Bộ (Mẫu số 02 - Phụ lục 02);

b) Danh sách đề nghị tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông (Mẫu số 5 – Phụ lục 02);

c) Biên bản kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng cơ sở (Mẫu số 03, mẫu số 04 - Phụ lục 02);

d) Bản cáo cáo thành tích của các cá nhân có xác nhận của Hội đồng cơ sở; các tài liệu chứng minh thành tích của cá nhân trong lĩnh vực y dược cổ truyền.

Bước 3: Hội đồng cấp Bộ tiến hành xét chọn trên cơ sở đề xuất của Hội đồng cấp cơ sở và tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ xét tặng.

1. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ do Hội đồng cơ sở gửi về, thường trực Hội đồng có trách nhiệm thẩm định và tổng hợp trình Hội đồng cấp Bộ xem xét.

2. Trên cơ sở két quả thẩm định hồ sơ của Thường trực Hội đồng, Hội đồng cấp Bộ họp xét duyệt hồ sơ của Hội đồng cơ sở trình lên và tiến hành bỏ phiếu kín. Chỉ những cá nhân đạt ít nhất 80% số phiếu tín nhiệm trên tổng số thành viên Hội đồng cấp Bộ theo quyết định thành lập mới được đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định.

3. Thường trực Hội đồng lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông. Những trường hợp không được tặng giải thưởng, Thường trực Hội đồng thông báo bằng văn bản cho Hội đồng cơ sở có cá nhân được đề xuất.

Thời hạn giải quyết

- 150 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

 

Phí

- Không có.

Lệ Phí

- Không có.

Thành phần hồ sơ

1. Đơn đề nghị xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông;

2. Bản báo cáo thành tích: Báo cáo thành tích phải nêu rõ việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quá trình hành nghề và thâm niên công tác, năng lực và thành tích trong công tác y dược cổ truyền có xác nhận của đơn vị công tác (Mẫu số 01- Phụ lục 02) (02 bản);

3. Các giấy tờ chứng nhận hoặc chứng minh đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Thông tư này (bản sao công chứng hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nghiệm thu, giới thiệu) (2 bản);

4. Giấy giới thiệu của cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp giới thiệu tham gia xét tặng giải thưởng (bản phô tô) (2 bản);

5. Giấy xác nhận của đơn vị có thẩm quyền về thời gian công tác của cá nhân theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này (nếu có) (2 bản).

Số lượng bộ hồ sơ 02 bộ
Yêu cầu - điều kiện

1. Đối với cá nhân công tác tại các cơ sở y tế

a) Bảo đảm các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

b) Đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Đúc kết được ít nhất 01 bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh hoặc sáng kiến kỹ thuật lĩnh vực dược liệu và thuốc cổ truyền đã được ứng dụng trong các đơn vị khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền cấp tỉnh và được Sở Y tế hoặc Sở Khoa học và Công nghệ công nhận;

- Chủ nhiệm ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ lĩnh vực y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại cấp cơ sở hoặc tham gia ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ lĩnh vực y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được nghiệm thu.

2. Đối với cá nhân làm công tác nghiên cứu khoa học

a) Bảo đảm các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

b) Đạt được một trong các tiêu chuẩn sau: Chủ nhiệm ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ lĩnh vực y, dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hoặc chủ nhiệm ít nhất 03 đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ lĩnh vực y, dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại cấp cơ sở đã được nghiệm thu; hoặc đã công bố ít nhất 02 công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học chuyên ngành y dược cổ truyền.

3. Đối với cá nhân làm công tác đào tạo

a) Bảo đảm các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

b) Đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Chủ biên hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 giáo trình đào tạo chuyên môn về y dược cổ truyền hoặc chủ biên ít nhất 01 sách tham khảo lĩnh vực y dược cổ truyền hoặc tham gia biên soạn ít nhất 02 sách tham khảo lĩnh vực y dược cổ truyền; hoặc có ít nhất 02 sáng kiến, cải tiến phương pháp đào tạo mang lại hiệu quả cao trong học tập của sinh viên và học viên trong lĩnh vực y dược cổ truyền, được Hội đồng khoa học công nghệ nhà trường công nhận và được phổ biến áp dụng trong giảng dạy của nhà trường;

- Là chủ nhiệm 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công

nghệ lĩnh vực y dược cổ truyền, kết hợp y, dược cổ truyền với y dược hiện đại cấp cơ sở; hoặc 02 sáng kiến khoa học kỹ thuật lĩnh vực y, dược cổ truyền; hoặc tham gia đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ lĩnh vực y dược cổ truyền cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên được nghiệm thu.

4. Đối với cá nhân công tác tại các đơn vị nuôi trồng, thu hái, chế biến, sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền

a) Bảo đảm các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

b) Đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Có ít nhất 01sáng kiến hoặc giải pháp hữu ích trong quá trình sản xuất chế biến dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu được Sở Y tế hoặc Sở Khoa học và Công nghệ công nhận;

- Xây dựng ít nhất 03 quy trình sản xuất thuốc cổ truyền, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu;

- Chủ nhiệm ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp cơ sở trong lĩnh vực nuôi trồng, thu hái, chế biến, sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu hoặc tham gia đề tài, đề án, dự án khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng, thu hái, chế biến, sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên được nghiệm thu.

5. Đối với cá nhân làm công tác quản lý

a) Bảo đảm các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

b) Đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:

- Tham gia xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát triển y dược cổ truyền được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể: ít nhất 01 Luật hoặc 01 Nghị định hoặc 04 Thông tư về phát triển lĩnh vực y tế hoặc Y dược cổ truyền; hoặc ít nhất 01 Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Đề án, Dự án được cấp Trung ương ban hành; hoặc ít nhất 02 trong số các văn bản là Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Dự án được cấp Bộ, ngành ban hành hoặc ít nhất 04 tài liệu chuyên môn lĩnh vực y dược cổ truyền được Bộ Y tế phê duyệt.

- Tham gia xây dựng ít nhất 02 trong số các văn bản sau: Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Dự án lĩnh vực y, dược cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại và tổ chức thực hiện có hiệu quả tại địa phương (từ cấp huyện trở lên).

- Có sáng kiến, giải pháp quản lý được áp dụng có hiệu quả trong lĩnh vực y dược cổ truyền được cơ quan quản lý cấp huyện trở lên công nhận.

6. Đối với Lương y, lương dược, người hành nghề bằng bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền

a) Bảo đảm các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

b) Có chứng chỉ hành nghề do cơ quản lý nhà nước cấp; là hội viên Hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y dược cổ truyền, được Hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y dược cổ truyền cấp tỉnh, thành phố xác nhận về đạo đức hành nghề và chuyên môn nghiệp vụ.

c) Đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Tham gia biên soạn ít nhất 01 tài liệu giảng dạy, sách tham khảo hoặc biên soạn ít nhất 01 sách về hướng dẫn sử dụng thuốc nam, bài thuốc nam, các cây thuốc sẵn tại địa phương theo lý luận của y dược cổ truyền được Sở Y tế công nhận và được áp dụng tại địa phương;

- Có ít nhất 01 bài thuốc, phương pháp điều trị theo lý luận của y dược cổ truyền được áp dụng có hiệu quả tại địa phương và được Sở Y tế công nhận.

7. Đối với cá nhân là người nước ngoài làm việc trong lĩnh vực y dược cổ truyền tại Việt Nam

a) Có thời gian công tác về lĩnh vực y dược cổ truyền tại Việt Nam tối thiểu từ 10 năm trở lên;

b) Có nhiều công lao, cống hiến, nhiều sáng kiến, sáng tạo điển hình, đóng góp đặc biệt xuất sắc, ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực y dược cổ truyền được cơ quan có thẩm quyền cấp Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận.

8. Các đối tượng khác

Các trường hợp được xem xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông mà không cần áp dụng các quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 7 và các quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này, bao gồm:

a) Những cá nhân, bao gồm cả người nước ngoài hoặc người làm y dược cổ truyền tư nhân có nhiều công lao cống hiến đặc biệt xuất sắc hoặc có nhiều hoạt động thiện nguyện, đóng góp to lớn về vật chất cho sự nghiệp bảo tồn, phát triển y dược cổ truyền, cống hiến nhiều bài thuốc quý, phương pháp chữa bệnh gia truyền cho Nhà nước, được một cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp giới thiệu tham gia xét tặng giải thưởng và được Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Y tế đề xuất;

b) Những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực y dược cổ truyền đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, vẫn tiếp tục có nhiều thành tích nổi bật và đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực y dược cổ truyền đến thời điểm xét tặng, không có sai phạm gì từ hình thức cảnh cáo trở lên liên quan đến y đức.

Căn cứ pháp lý

- Luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

- Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

- Thông tư số 16/2020/TT-BYT ngày 29/10/2020 ban hành tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền.

 

Biểu mẫu đính kèm

File mẫu:

  • Bản báo cáo thành tích: Báo cáo thành tích phải nêu rõ việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quá trình hành nghề và thâm niên công tác, năng lực và thành tích trong công tác y dược cổ truyền có xác nhận của đơn vị công tác (Mẫu số 01- Phụ lục 02) (02 bản) Tải về In ấn

Kết quả thực hiện

- Quyết định của Bộ trưởng, Bằng chứng nhận, Biểu trưng, Tiền thưởng (nếu có)