CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỐNG KÊ DỊCH VỤ CÔNG

Tên thủ tục Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vơ hoặc chồng; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi
Lĩnh vực Nuôi con nuôi
Địa chỉ tiếp nhận
Cơ quan thực hiện

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục TTHC: Sở Tư pháp; Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp.

 

Cách thức thực hiện
-   Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi: nộp trực tiếp.
 
-   Hồ sơ của người nhận con nuôi: nộp tại Cục Con nuôi thông qua các hình thức: nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Con nuôi; ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trủ tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc nộp qua đường bưu điện theo hình thức bảo đảm cho Cục Con nuôi
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Trình tự thực hiện
i) Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gửi Sở Tư pháp nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
 
- Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
 
- Sau khi kiểm tra, nếu thấy người được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài, thông báo cho người nộp hồ sơ và gửi Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) hồ sơ của người được nhận làm con nuôi kèm theo văn bản xác nhận người được nhận làm con nuôi đủ điều kiện được cho làm con nuôi, văn bản lấy ý kiến của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của người được nhận làm con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên về việc đồng ý cho làm con nuôi.
 
ii) Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và bản chụp hồ sơ của người được nhận làm con nuôi cho Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi).
 
- Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi. Trường hợp không chấp thuận hồ sơ, trả lại hồ sơ cho người nhận con nuôi, nêu rõ lý do bằng văn bản.
 
Trường hợp chấp thuận hồ sơ:
 
+) Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi thường trú ở những nước chưa là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam: Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi người được nhận làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
 
+) Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi thường trú ở những nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam: Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi và Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan, kèm theo báo cáo đánh giá về người được nhận làm con nuôi đủ điều kiện cho làm con nuôi ở nước ngoài và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của người được nhận làm con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên về việc đồng ý cho làm con nuôi. 
 
  Sau khi nhận được văn bản của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan xác nhận người được nhận làm con nuôi sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước nhận người đó làm con nuôi, Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp, đề nghị Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
 
Trường hợp Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan không chấp thuận, Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nhận con nuôi và thông báo cho Sở Tư pháp.
 
- Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.
 
- Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức lễ giao nhận con nuôi. Tại lễ giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp giao cho cha, mẹ nuôi 01 bộ hồ sơ người được nhận làm con nuôi, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của người được nhận làm con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên về việc đồng ý cho làm con nuôi.
 
- Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phù hợp với Công ước La Hay (nếu có yêu cầu).
 
Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ theo quy định).
 
+ Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
 
+ Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

 

Thời hạn giải quyết
- Thời gian Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến những người liên quan, xác nhận người được nhận làm con nuôi đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
 
- Thời gian những người liên quan thay đổi ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài: 30 ngày, kể từ ngày được lấy ý kiến.
 
- Đối với trường hợp việc nuôi con nuôi có liên quan tới những nước chưa là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam: Thời gian Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi và chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hồ sơ đã được nộp lệ phí theo quy định.
 
- Đối với trường hợp việc nuôi con nuôi có liên quan tới những nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam:
 
+ Thời gian Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hồ sơ đã được nộp lệ phí theo quy định.
 
+ Thời gian Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) thông báo cho Sở Tư pháp: 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú xác nhận người được nhận làm con nuôi được nhập cảnh và thường trú tại nước đó.
 
- Thời gian Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.
 
- Thời gian người nhận con nuôi có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi: 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp hoặc không quá 90 ngày, trong trường hợp có lý do chính đáng không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi đúng thời hạn 60 ngày.
Phí

Không

Lệ Phí
-  Mức thu lệ phí:
 
+ Áp dụng mức giảm 50% lệ phí đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: 4.500.000 (bốn triệu năm trăm nghìn) đồng/trường hợp nhận 01 trẻ em làm con nuôi.
 
+ Trường hợp đồng thời nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi: được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí như trên hoặc áp dụng mức giảm 50% lệ phí đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài từ trẻ em thứ hai trở đi được nhận làm con nuôi (mức lệ phí chưa giảm: 9.000.000 (chín triệu) đồng/trường hợp).  
 
-  Mức thu chi phí: Không quy định.
 
Thời điểm nộp lệ phí: Nộp sau khi Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) tiếp nhận và cấp mã số hồ sơ của người nhận con nuôi
 
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ của người nhận con nuôi:
 
- Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài (sử dụng cho trường hợp nhận con riêng, cháu ruột, song ngữ Việt-Anh);
 
- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
 
- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
 
- Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
 
- Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe;
 
- Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản;
 
-  Phiếu lý lịch tư pháp;
 
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân:
 
+ Trường hợp người nhận con nuôi là cặp vợ chồng nhận con nuôi: Giấy chứng nhận kết hôn.
 
+ Trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân nhận con nuôi: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
 
- Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh, bao gồm:
 
+) Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.
 
+) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
 
Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp phải được:
 
*) Hợp pháp hoá lãnh sự tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
 
*) Dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.
 
Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:
 
- Giấy khai sinh;
 
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
 
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
 
- Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
 
- Văn bản lấy ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ và của trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên;
 
- Văn bản của Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài.
 
- Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em được nhận làm con nuôi (đối với trường hợp cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi).
 
- Trường hợp nhận đích danh trẻ em là anh, chị, em ruột của con nuôi trước đó: Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người nhận con nuôi nhận con nuôi trước đó và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.
 
Số lượng hồ sơ[1]:
 
Hồ sơ của người nhận con nuôi: 02 bộ.
 
Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi: 03 bộ nộp cho Sở Tư pháp và 01 bản chụp bộ hồ sơ khi nộp hồ sơ của người nhận con nuôi tại Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi).  
Số lượng bộ hồ sơ 02 bộ
Yêu cầu - điều kiện
Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
 
+) Đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.
 
+) Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi, gồm:
 
i)  Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
 
ii) Có tư cách đạo đức tốt;
 
iii) Không thuộc một trong các trường hợp không được nhận con nuôi sau đây:
 
+) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
 
+) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
 
+) Đang chấp hành hình phạt tù;
 
+) Chưa được xóa án tích về một trong các tội có ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
 
Theo khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi, thủ tục này không áp dụng các điều kiện: người nhận con nuôi hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
 
“ Người được nhận làm con nuôi phải có đủ điều kiện sau đây:
 
+) Là người dưới 18 tuổi;
 
+) Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Căn cứ pháp lý
- Luật Nuôi con nuôi 2010;
 
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ
 
- Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 5/3/2019 của Chính phủ;
 
- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP 08/7/2016 của Chính phủ;
 
- Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ
 
- Nghị định số 104/2022/QĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ
 
- Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2010 của Bộ Tư pháp
 
-Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính
 
- Thông tư số 07/2023/TT-BTP ngày 29/9/2023 của Bộ Tư pháp;
 
- Quyết định công bố số 2687/QĐ-BTP ngày 09/11/2023 của Bộ Tư pháp.
Biểu mẫu đính kèm

File mẫu:

  • * Hồ sơ của ngưòi nhận con nuôi: - Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (sử dụng cho trường hợp nhận con riêng, cháu ruột) Tải về In ấn
  • - Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em được nhận làm con nuôi (đối với trường hợp cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôỉ) Tải về In ấn

Kết quả thực hiện

Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài