* Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
- Người yêu cầu chứng thực chữ ký/điểm chỉ/không thể ký/không thể điểm chỉ được nộp hồ sơ và ký trước mặt cán bộ tiếp nhận hoặc người có thẩm quyền ký chứng thực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện hoặc Trung tâm Hành chính công cấp huyện đối với các huyện đã thành lập TTHCC (gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ).
Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận lập biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả cho cá nhân.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì không tiếp nhận và hướng dẫn cho cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định.
- Chuyển hồ sơ đến Phòng Tư pháp xử lý.
* Bước 2: Xử lý hồ sơ
Phòng Tư pháp xem xét hồ sơ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì chuyển cho Lãnh đạo Phòng Tư pháp ký chứng thực.
Khoản 2 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp không được chứng thực chữ ký thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký/điểm chỉ trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
. Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
. Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả.
* Bước 3: Trả kết quả
- Cá nhân mang biên nhận đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ để nhận kết quả.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ theo quy định).
+ Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
+ Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
|