Tôi muốn thay đổi tên, xác định lại giới tính thì thủ tục và lệ phí như thế nào?
Trả lời:
Do bạn không nói rõ bạn bao nhiêu tuổi và là trường hợp công dân cư trú ở trong nước hay có yếu tố nước ngoài, nên trong phạm vi câu hỏi này, Sở Tư pháp xem như là trường hợp trên 14 tuổi và là công dân cư trú ở trong nước (không có yếu tố nước ngoài).
1. Thủ tục thay đổi tên
- Quyền thay đổi tên:
Khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự quy định cá nhân có quyền thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định”.
- Về thành phần hồ sơ đăng ký thay đổi tên:
* Giấy tờ phải xuất trình:
+ Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký trong trường hợp cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc không phải tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đăng ký hộ tịch trước đây.
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
* Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai đăng ký thay đổi hộ tịch theo mẫu.
+ Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi hộ tịch.
+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
- Về thẩm quyền: khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch quy định “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc”.
- Lệ phí: 28.000 đồng. Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
2. Thủ tục xác định lại giới tính
- Quyền xác định lại giới tính:
Điều 36 Bộ luật dân sự quy định: “1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của
Quản trị — lúc 11:19:21 ngày 30/08/2022